TS. Khanh cũng cho biết thêm: Khi được mời tham gia Ban Giám khảo chấm điểm các dự án khởi nghiệp của sinh viên ở một trường ĐH ở Hà Nội, tôi thấy một số dự án của SV na ná giống nhau, chép của nhau (coppy), chứ không phải là tư duy, ý tưởng của cá nhân.
Thậm chí, người chép còn không hiểu ý tưởng, nội dung dự án ra sao, chỉ thay mỗi tên tác giả và địa điểm triển khai dự án…nên sảy ra tình trạng dở khóc dở cười, ví dụ dự án: ‘nuôi xá sùng trên cao nguyên Mộc Châu” của một sinh viên nọ, khi chấm, căn cứ số điện thoại trên bìa dự án, tôi gọi điện cho sinh viên nọ và hỏi:
“Em có biết con xá sùng là con gì không”?,
Ấp úng một hồi rồi em trả lời tôi: “thưa thầy em không biết”, tôi hỏi tiếp: “em có biết con xá sùng sống ở đâu không”?, em trả lời: “em không biết”, và khi tôi nói con xá sùng chỉ sống ở môi trường nước mặn, bãi cát ven biển Quảng Ninh, khi thủy triều xuống người dân mang dụng cụ ra đào ở bãi cát để bắt xá sùng…thì em lại nói: “em tưởng quê em ở Mộc Châu cũng nuôi được con xá sùng”…
Khi tôi hỏi tiếp, vì sao em đi chép dự án của bạn khác để nộp cho BTC cuộc thi, thì em trả lời: “ Chi đoàn phát động, mỗi người phải có một ý tưởng, một dự án…em không có ý tưởng, nên em phải đi chép của bạn để có dự án dự thi, để nhà trường chấm điểm phong trào cho chi đoàn em..”..
Hoặc, một bộ phận không nhỏ SV có tư tưởng càng có nhiều bằng cấp càng tốt. Họ cho rằng nhiều bằng cấp sẽ dễ xin việc, làm cho các doanh nghiệp “choáng” và cơ hội thăng tiến của mình sẽ cao hơn. Một cuộc thăm dò về năng lực của kỹ sư và công nhân đưa ra một kết quả hoàn toàn bất ngờ và không như mong đợi: Hiệu quả công việc của các công nhân có tay nghề cao cao hơn các kỹ sư trong cùng một đợt tuyển dụng của công ty ( báo điện tử – Thời báo Kinh tế Sài Gòn). Kết luận này đã làm chấn động cả giới SV và cũng cho cả doanh nghiệp.
Một điều dễ nhận thấy khác, các bạn SV đang thiếu kỹ năng làm việc nhóm “trầm trọng”. Theo kết quả điều tra (báo điện tử – Thời báo Kinh tế Sài Gòn), có khoảng 35% SV Khoa Quản lý Công nghiệp (TPHCM) cho rằng, làm bài tập nhóm mất nhiều thời gian quá, nhóm mà có 6 người thì trung bình chỉ có 2 đến 3 người làm mà thôi, những người khác quen thói ỷ lại, không chịu làm việc, hoặc làm cho xong, làm “lơ là” để đối phó cho xong…
Sự thụ động của số đông các bạn SV đã kìm hãm sự năng động, linh hoạt, nhạy bén của tuổi trẻ. Sự thụ động biểu hiện rõ nhất là trong việc lựa chọn trường ĐH, CĐ cho riêng mình; hầu như các bạn chưa có một ý thức rõ ràng về những sở thích, cá tính, năng lực của bản thân để lựa chọn cho mình một ngôi trường ĐH, CĐ phù hợp.
Các em thường chọn trường theo yêu cầu của bố mẹ, hoặc “bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy” như tuổi lên 2…Sự thụ động đã vô tình theo suốt các bạn sinh viên (SV) trong mấy năm học ĐH, CĐ, chưa nói đến tham gia các phong trào khởi nghiệp của nhà trường. Các bạn đã “lãng phí” quãng thời gian đẹp nhất trong môi trường sinh viên năng động, sáng tạo và đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, tuổi “mười bẩy bẻ gãy sừng trâu”…
Và điều quan trọng, phần lớn các SV hiện nay rất yếu về “kỹ năng mềm”, rất thiếu về năng lực tư duy, năng lực sáng tạo. trong khi, đây là điều cần, bắt buộc phải có ở mỗi người, đặc biệt các bạn SV, “công dân toàn cầu” trong tương lai… nếu muốn tồn tại và phát triển. Môi trường ĐH, CĐ, là môi trường đào tạo con người toàn diện, cả kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội, và các kỹ năng trong cuộc sống đương đại…
Nhưng một nhóm các bạn SV, coi chủ yếu đến trường ĐH, CĐ học kiến thức chuyên môn là xong, lấy được “tấm bằng” là hoàn thành niềm ước mơ của gia đình, của bản thân; Theo UNESCO, ba thành tố hợp thành năng lực của con người là: kiến thức, kỹ năng và thái độ, trong đó kiến thức chiếm 4%, kỹ năng chiếm 26 %, thái độ chiếm 70%.
Vai trò của các trường ĐH, CĐ trong phong trào khởi nghiệp cho sinh viên
Tại Diễn đàn, hầu hết các tham luận đều cho rằng: Trong hệ sinh thái khởi nghiệp, trường đại học là thành tố rất quan trọng. Bên cạnh chức năng đào tạo con người, vai trò của các trường đại học ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và hợp tác với khu vực doanh nghiệp để thương mại hóa, ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ.
Các trường đại học mạnh là nguồn sản xuất tri thức và công nghệ cho xã hội, cung cấp ý tưởng sáng tạo dồi dào cho các dự án khởi nghiệp, đóng góp cho sự gia tăng tài sản và năng lực trí tuệ của các DN.
Bên cạnh chức năng đào tạo con người, vai trò của các trường đại học ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và hợp tác với khu vực doanh nghiệp để thương mại hóa, ứng dụng các kết quả khoa học công nghệ. Trường đại học là thành tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
Diễn đàn khởi nghiệp Quốc gia được tổ chức không chỉ là ngày hội cho những thanh niên, sinh viên Việt Nam, mà diễn đàn còn là nơi để các doanh nghiệp tiếp cận và lựa chọn những tài năng trẻ, ngoài ra Diễn đan còn là nơi trao đổi kinh nghiệm lý luận thực tiễn hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các trường đại học cao đẳng ở Việt Nam, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị về chính sách hỗ trợ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thanh niên, sinh viên, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp phát triển trong tương lại.
Theo Thương gia & Thị trường