Từ bài học của Bác Hồ về sức mạnh của những hạt gạo đoàn kết, ngẫm việc vận động xây dựng không gian khởi nghiệp Quốc gia

2023-09-04 23:42:55

Trong tác phẩm “Dân vận” viết vào ngày 15/10/1949 đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”. Người cũng chỉ rõ: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Từ bài học của Bác Hồ về sức mạnh của những hạt gạo đoàn kết, ngẫm việc vận động xây dựng không gian khởi nghiệp Quốc gia cần có sức mạnh đoàn kết của cộng đồng khởi nghiệp.

Từ câu chuyện Bác Hồ về sức mạnh đoàn kết 
Trong lúc dân đói, Người đã quả quyết: “Tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Đất nước ta lâm vào tình thế “nghìn cân treo đầu sợi tóc” sau khi giành được độc lập. Để giải quyết tình thế trên, Đảng và Nhà nước ta đã dựa vào dân và khơi dậy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biệt Đảng ta đã ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc (ngày 25/11/1945) để tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. 
Trong tác phẩm “Dân vận” viết vào ngày 15/10/1949 đăng trên Báo Sự thật số 120, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”. Người cũng chỉ rõ: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”.
“Tuần lễ vàng” góp vào Quỹ Độc lập. Ngày 4/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký sắc lệnh số 04 thành lập “Quỹ Độc lập”. Sắc lệnh nêu rõ: “Lập tại Hà Nội và các tỉnh trong cả nước một quỹ thu nhận các món tiền và đồ vật mà nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của Quốc gia” và “Mọi việc quyên tiền và đồ vật và việc tổ chức sẽ đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Tài chính”. 
Trong khuôn khổ “Quỹ Độc lập”, Chính phủ đã đề ra chương trình tổ chức “Tuần lễ vàng” từ ngày 17/9/1945 đến ngày 24/9/1945, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân, nhất là tầng lớp thương nhân trong xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nói rõ về việc này. Người viết: “Muốn củng cố nền tự do độc lập ấy, chúng ta cần sức hy sinh phấn đấu của toàn quốc đồng bào; nhưng chúng ta cũng rất cần sức quyên giúp của nhân dân, nhất là những nhà giàu có. Ý nghĩa “Tuần lễ vàng” là ở đó” (Báo Cứu quốc, số 45, ngày 17/9/1945). 

Các tầng lớp nhân dân thủ đô nô nức đi ủng hộ “Tuần lễ vàng”. Ảnh tư liệu 
Trong “Tuần lễ vàng” các tầng lớp nhân dân cả nước đã quyên góp được 370kg vàng và 20 triệu đồng Đông Dương. Theo nhiều nhà nghiên cứu, giá vàng khi đó là 400 đồng/lượng thì số tiền 20 triệu đồng tương đương 50.000 lượng (khoảng 1.923 kg). Như vậy, “Tuần lễ vàng” tổng cộng thu được 2.293 kg hoặc 59.618 lượng vàng. Ngày 3/9/1945, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Người cho rằng vấn đề cấp bách đầu tiên trong sáu “vấn đề cấp bách hơn cả” là “nhân dân đang đói”. Người đề nghị Chính phủ phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất. Người cũng đề nghị: “Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ lương thực phụ khác, phải ba bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”.
Giữa tháng 9/1945, Chính phủ ta đã tổ chức một lễ phát động phong trào cứu đói. Buổi lễ này được tổ chức tại Nhà hát lớn (Hà Nội). Nhà tư sản dân tộc yêu nước Ngô Tử Hạ, chủ tịch buổi lễ, đã đọc lời kêu gọi toàn dân hãy nhường cơm sẻ áo, mỗi nhà bớt một chút gạo để cứu giúp những người đang đói. Đích thân cụ Ngô Tử Hạ kéo chiếc xe bò dẫn đầu đoàn người tham gia phong trào cứu đói qua phố Tràng Tiền (Hà Nội). Nhà nào cũng có người chờ sẵn bên hè phố, người thì bơ gạo, người thì đấu ngô, người thì góp tiền. Đi chưa hết một vòng thì xe gạo đã đầy. Về đến Nhà hát Lớn gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Ngô Tử Hạ báo với Người xem chiếc xe chở gạo lẫn lộn đủ các thứ: gạo đỏ, gạo trắng, gạo nếp, ngô... 
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đã chỉ vào xe gạo nói rằng: “Đây mới là gạo đại đoàn kết. Nước ta có nhiều thứ gạo ngon nhưng bây giờ thì đây là thứ gạo ngon nhất”. Trong thư gửi đồng bào cả nước đăng trên Báo Cứu quốc ngày 28/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”.

Theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khắp nơi nhân dân góp gạo chống giặc đói. Ảnh tư liệu 

Hưởng ứng kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên khắp cả nước, nhân dân ta lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”. Từ đó hàng vạn tấn gạo đã được nhân dân cả nước đóng góp, chia sẻ với đồng bào đang chịu thảm họa của nạn đói. Tiếp đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn áp dụng ngay một số biện pháp cụ thể như nghiêm trị những kẻ đầu cơ, tích trữ thóc gạo; cấm dùng gạo vào các công việc chưa thật sự cần thiết như nấu rượu, làm bánh; cấm xuất khẩu gạo, ngô, đậu; cử một ủy ban lo việc vận chuyển gạo từ miền Nam ra miền Bắc... Ngày 2/11/1945, Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội Nguyễn Văn Tố quyết định thành lập Hội Cứu đói. Hội Cứu đói được tổ chức xuống tận các làng. Ngày 28/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh thiết lập Ủy ban tối cao tiếp tế và cứu tế. Ngoài Bộ Cứu tế, một số bộ khác cũng có nhiệm vụ cứu tế và tiếp tế.
Trong tháng 10 và 11 năm 1945, Chính phủ ban hành nghị định giảm 20% thuế ruộng đất, miễn thuế hoàn toàn cho những vùng lụt. Bộ Quốc dân Kinh tế ra thông tri quy định việc kê khai số ruộng đất vắng chủ, số ruộng công và ruộng tư không làm hết, tạm cấp cho nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng.  Bên cạnh đó, ngày 19/11/1945, Chính phủ thiết lập Ủy ban Trung ương phụ trách vấn đề sản xuất. Nhiều chính sách đã được triển khai đồng bộ lúc này như việc ra báo để hướng dẫn nhân dân sản xuất, cho nhân dân vay thóc, vay tiền để sản xuất, cử cán bộ thú y về nông thôn chăm sóc gia súc, gia cầm, chi ngân sách sửa chữa các quãng đê bị vỡ, củng cố hệ thống đê điều, đắp thêm một số đê mới.
Trong bài viết “Gửi nông gia Việt Nam” in trên báo Tấc đất (12/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến việc tăng gia sản xuất: “Thực túc thì binh cường. Cấy nhiều thì khỏi đói. Chúng ta thực hiện tấc đất tấc vàng thì chúng ta quyết thắng lợi trong hai việc đó. Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do độc lập”.
Cho đến đầu năm 1946, công tác đê điều đã hoàn thành. Đồng thời với việc đắp đê, chính quyền và nhân dân tất cả các địa phương ra sức cải tạo đất công cộng còn trống như sân bãi, vỉa hè, bờ đê để trồng trọt, nhất là hoa màu ngắn ngày. Nhờ đó, chỉ trong năm tháng từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946, sản lượng lương thực, chủ yếu là hoa màu, đạt tương đương 506.000 tấn lúa, đủ bù đắp số lương thực thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Nạn đói cơ bản đã được giải quyết. Trong lễ kỷ niệm một năm độc lập, Quốc khánh diễn ra vào ngày 2/9/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên bố: “Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ”.
Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ và do đó Người đã đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ. Sau đó, Nha Bình dân học vụ được thành lập, hạn trong 6 tháng làng và thị trấn nào cũng phải có “ít ra là một lớp bình dân” và cưỡng bách học chữ quốc ngữ trên toàn quốc. Sau đó, ngày 4/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi Chống nạn thất học gửi tới toàn thể quốc dân đồng bào. Người viết: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.
Với phong trào Bình dân học vụ, trên 2,5 triệu người đã biết đọc, biết viết. Đây là cơ sở để Đảng và Chính phủ ta thực hiện tiếp theo những lớp bổ túc văn hóa đã xóa mù chữ. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân đều “được đi học”.
Đến việc vận động xây dựng không gian khởi nghiệp Quốc gia

Câu chuyện góp sức xây dựng “không gian khởi nghiệp” hiện nay đòi hỏi cần cả hộ thống chính trị, cộng đồng xã hội, doanh nhân vào cuộc. Từ câu chuyện Bác Hồ về sức mạnh của những hạt gạo đoàn kết đến việc vận động xây dựng không gian khởi nghiệp Quốc gia. Đó là sứ mệnh  hun đúc tinh thần khởi nghiệp phụng sự dân tộc, hưng thịnh quốc gia.

Với mục tiêu xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, tạo lập không gian khởi nghiệp; cung cấp thông tin về xu thế khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số tại Việt Nam và thế giới; xây dựng, phát triển mạng lưới kết nối với các cơ quan, ban ngành, viện, trường, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý với cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp. Để thực hiện khát vọng đó, vừa qua, hiệp hội khởi nghiệp đã kiện toàn bộ máy và thực hiện xây dựng “không gian khởi nghiệp” tạo sân chơi cho những nhà sáng lập, những doanh nghiệp nhỏ và vừa với sứ mệnh thiêng liêng của mình là “phụng sự dân tộc, hưng thịnh quốc gia”.
Lời kêu gọi cộng đồng doanh nhân để thực hiên sứ mệnh “phụng sự dân tộc, hưng thịnh quốc gia”. Khát vọng để thực hiện sứ mệnh “phụng sự dân tộc, hưng thịnh quốc gia”. Quốc gia có hưng thịnh, dân tộc có phát triển, kinh tế phát triển, thì đời sống mới ấm no hạnh phúc… từ khát vọng trên, câu hỏi đặt ra, làm thế nào để thực hiện sứ mệnh đó, Ai sẽ là người thực hiện trọng trách cao cả đó, nguồn nhân lực, tài chính từ đâu? Một người làm không thể, cần có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng xã hội, thậm trí cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, để thực hiện nhiệm vụ đó là quốc gia khởi nghiệp.
Cũng biết rằng, thực hiện sứ mệnh là việc quốc gia đại sự, nhưng việc quốc gia đại sự không bắt đầu từ việc nhỏ, không bắt đầu từ những con người biết công hiến hết mình vì cái chung, biết hy sinh cái riêng để thực hiện cho nhiệm vụ cho cái chung, cái tập thể, đó là xây dựng nơi mà sẽ quy tụ những con người đam mê khởi nghiệp, để các nhà khởi nghiệp cùng chung tay, góp sức cho tinh thần khởi nghiệp quốc gia. Với khát vọng đóng góp giá trị cho nền kinh tế Quốc gia, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia được ra đời với sứ mệnh là “Nơi ươm mầm và nâng tầm doanh nhân Việt”. 
Với mục tiêu xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, tạo lập không gian khởi nghiệp; cung cấp thông tin về xu thế khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số tại Việt Nam và thế giới; xây dựng, phát triển mạng lưới kết nối với các cơ quan, ban ngành, viện, trường, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý với cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khoa học công nghệ và các doanh nghiệp, tập đoàn tương hỗ lẫn nhau cùng khởi nghiệp.
Cùng chung tay xây dựng cho Không gian Khởi nghiệp Quốc gia
Với sứ mệnh là cây cầu gắn kết hiệu quả cộng đồng khởi nghiệp, góp phần truyền cảm hứng, ươm mầm, hỗ trợ và hiện thực hóa những ước mơ khởi nghiệp ở Việt Nam, thì nhiệm vụ đầu tiên phải xây dựng Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia thành một tổ chức xã hội mạnh mẽ, quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu đến từ nhiều ngành nghề trong nước và quốc tế, các lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty lớn và phát triển xây dựng hệ thống phòng Ban chuyên môn hóa cao trực thuộc Hiệp hội, để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đáp ứng theo yêu cầu định hướng phát triển của Hiệp hội trong thời gian tới. 
Để thực hiện những nhiệm vụ kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đầu tư xây dựng “Văn phòng làm việc của Hiệp hội” nhằm đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng làm việc của các phòng Ban trực thuộc trở thành nơi mà các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước đến với Hiệp hội được hỗ trợ, kết nối và hưởng thụ những dịch vụ tiện ích hiện đại với môi trường làm việc chuyên nghiệp, trẻ trung, năng động và sáng tạo.
Trên cơ sở “Đề án đầu tư xây dựng Không gian Khởi nghiệp Quốc gia” được Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia phê duyệt tại Quyết định số 48/QĐ- KNQG ngày 08/08/2023, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia mong quý Doanh nghiệp, quý Đối tác, quý Công ty Hội viên và các Hội viên hợp tác, đồng hành với Hiệp hội và tài trợ kinh phí đầu tư xây dựng không gia khởi nghiệp. Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia hy vọng vào sự chung tay góp sức của quý Doanh nghiệp, quý Đối tác, quý Công ty Hội viên và các Hội viên vì sự trường thịnh và phát triển của Hiệp hội, cũng như của chính đội ngũ Hội viên trong đại gia đình Khởi nghiệp Quốc gia. Sự chung tay góp sức đó sẽ đóng góp chung vào sự phát triển của công cuộc khởi nghiệp Quốc gia./.

HAT phân tích tổng hợp

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới