Phát huy giá trị di sản văn hóa làng nghề truyền thống trong phát triển du lịch

2023-10-31 22:32:43

Đã 3 năm dịch Covid – 19 trôi qua, cũng đã qua thời gian kinh tế, dịch vụ đóng băng do dịch bệnh khiến mọi thứ bị trì trệ. Du lịch đang dần lấy lại vị thế đã mất trong lòng công chúng, bên cạnh những địa điểm nổi tiếng, còn có một nơi du lịch rất đáng để quan tâm – Chợ lụa Vạn Phúc.

Tối ngày 26/10, tại Hà Nội, UBND phường Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) tổ chức khai mạc Tuần Văn hoá du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023. Tuần Văn hoá là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 và Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023. Với chủ đề Vạn Phúc – Sắc màu hội nhập, Tuần Văn hoá du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023 có nhiều nội dng, chương trình văn nghệ đặc sắc, nổi trội: Lễ rước tôn vinh Tổ nghề với chủ đề Cội nguồn văn hoá làng nghề, Hội chợ giới thiệu, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề truyền thống Hà Nội, trình diễn áo dài với chủ đề Duyên dáng Lụa Hà Đông, cùng các hoạt động bảo tồn di sản và biểu diễn văn hoá khác.
 Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần văn hóa _Ảnh: BTC
Tại sự kiện, UBND phường Vạn Phúc cũng đã tổ chức đón nhận bằng chứng nhận nghê dệt lụa Vạn Phúc được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Đồng thời, quận Hà Đông mong muốn sẽ đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Hà Đông.

 Tại buổi khai mạc diễn ra Lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể, Bằng công nhận Điểm đến du lịch Thủ đô_Ảnh:BTC

Biết đến sự kiện là một khía cạnh, vậy chợ lụa Vạn Phúc có gì mà được ghi nhận là di sản văn hoá quốc gia. Đối với giới trẻ ngày nay, sự hiểu biết về các di sản còn quá hạn hẹp, thậm chí là tại mảnh đất mình sinh sống. Cùng tìm hiểu qua về lịch sử hình thành chợ lụa Vạn Phúc – Hà Đông.

Lịch sử lâu đời

Làng lụa Hà Đông hay Làng Lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ ngàn năm trước, lục Vạn Phúc được lựa chọn để may quần áo cho triều đình. Làng Vạn Phúc vốn có tên là Vạn Bảo, do kị huý nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây hơn 1000 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa, sau khi bà mất được phong làm thành hoàng làng.

Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợi Marseille (1931) và Paris (1932), được Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp. Từ năm 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu, từ năm 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giơi, thu ngoại tệ về cho Việt Nam.

Người con, người lính với tình yêu nghề dệt

Phỏng vấn trực tiếp ông Phạm Khắc Hà – Chủ tịch hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc, đã có những chia sẻ rất mộc mạc: “Là một người con Việt Nam, bảo vệ độc lập dân tộc là điều mà ai cũng phải có, vì thế tôi đã tham gia làm lính. Nhưng đồng thời cũng là người con của làng Vạn Phúc, những tấm lụa, khung dệt vẫn luôn đau đáu trong trái tim tôi. Năm 1977, tôi trở về làng, tiếp tục phát triển ngành nghề truyền thống. Để có thể gắn bó với nghề lâu như vậy, tất cả đều nhờ cái say mê và những gì ông cha truyền lại. Và cũng từ đó, tôi đưa lụa Vạn Phúc thành công như ngày hôm nay”.
 Nghệ nhân Phạm Khắc Hà dệt lụa._Ảnh: Trúc Vân

Sự đặc biệt mà chỉ Vạn Phúc mới có

Không phải tự nhiên mà từ xưa lụa Vạn Phúc chỉ dùng để may cho triều đình, những sợi tơ tằm cùng những hoa văn may bằng tay chỉ tại Vạn Phúc mới có được. Điểm nổi trội là lụa sẽ được dệt cả hai mặt, mặt phải là dọc, mặt trái là ngang để làm nổi lên hoa văn được thuê bằng tay. “Đây là điểm mà chỉ lụa Vạn Phúc mới có” – ông Phạm Khắc Hà tự hào khi nhắc đến công việc làng mình. Để phục vụ với nhu cầu của công chúng ngày nay, máy móc đã được mang về làng để có thể đẩy nhanh tiến độ, đồng thời cũng như phát triển cung ứng xã hội. Máy móc là vậy, nhưng không thể bỏ đi nét truyền thống lâu năm của làng là thuê hoa văn bằng tay – những hoa văn tạo nên nét đẹp Việt Nam chưa nơi nào có được. 

Không dừng lại ở lớp người đi trước, ông Phạm Khắc Hà ý thức được rằng, muốn gìn giữ và phát triển truyền thống lâu năm của làng còn cần những bước đi mới của giới trẻ hiện nay. Kế thừa vẫn luôn là một trong những nét đặc trưng của Việt Nam, địa phương cũng đề nghị các trường học tổ chức các lớp thực địa để học sinh cấp một, cấp hai có thể tham quan phố Lụa và các cơ sở sản xuất kinh doanh, giúp các em tự trau dồi được sự yêu thích với nghề. Việc tổ chức các lớp dạy nghề, lớp kỹ thuật sửa chữa may dệt, đào tạo những người đã biết về nghề dệt để họ có thêm kỹ năng về máy móc, sẵn sàng đối mặt với các sự cố trong quá trình sản xuất là điều không thể thiếu.

Những khó khăn mà di sản đang gặp phải

Hàng fake, hàng nhái, đã không còn xa lạ đối với tất cả mọi người, thị trường Trung Quốc đã đánh vào lụa Việt Nam với giá thành rẻ hơn khiến Vạn Phúc gặp khó khăn. Nhu cầu người dân Việt Nam lại không quá quan tâm đến vấn đề chất lượng mà chỉ quan tâm tới giá cả khiến nhiều đồ Việt gần như “chết đứng”.

Lớp trẻ hiện nay có rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng, cập nhật tin tức hàng ngày mà quên mất rằng, những di sản, cảnh quan đẹp đang chờ đợi. Rất nhiều người bỏ qua lịch sử đẹp đẽ của Việt Nam để đến với thứ hiện đại hơn. Phải tự đặt ra câu hỏi, tại sao một di sản, báu vật của đất nước lại không được biết đến rộng rãi? Liệu truyền thông có đang quá ưu ái những câu chuyện tương lai, mà bỏ qua nét đẹp lịch sử mà ông cha ta đã truyền lại.

Con đường ô – những hàng vải may lung linh_Ảnh PV
 
Một ngôi làng mang lịch sử ngàn năm, nay đã tạo một dấu ấn hoàn toàn mới với sự kiện tuần Văn hoá Du lịch_Ảnh:PV

Người dân đổ xô đến sự kiện để chụp ảnh_Ảnh: PV

Người dân thập phương trở về ngày lễ hội_Ảnh:PV

Đỗ Thuỳ Trúc Vân – Đinh Ngọc Ánh

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới