Tất cả các vết nám đều là một dạng tăng sắc tố. Nhưng không phải tất cả các tăng sắc tố đều là nám da
Nám da và chứng tăng sắc tố hoàn toàn khác biệt. Nám da là một dạng tăng sắc tố thường xảy ra với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy vậy, không phải mọi chứng tăng sắc tố nào đều là nám da. Harper’s Bazaar sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn giữa nám da và chứng tăng sắc tố.
Cụm từ “tăng sắc tố” có nghĩa là “sắc tố dư thừa”. Cụ thể hơn, đó là vùng da sậm màu xuất hiện trên nền da bình thường của bạn.
Tương tự như chàm và mụn trứng cá, một số cơ địa lại có khuynh hướng phát triển sắc tố da. Trong đó, nám da là một trong những tình trạng tăng sắc tố chính phổ biến nhất.
Chúng ta thường gọi đó là vết thâm. Tình trạng tăng sắc tố này có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng tùy cơ địa. Mụn trứng cá và chàm da là một số nguyên nhân của chứng tăng sắc tố sau viêm.
Chứng tăng sắc tố sau viêm khiến da ngứa ngáy. Sự xuất hiện của mụn bọc và mụn mủ cũng là biểu hiện của chứng tăng sắc tố sau viêm do mụn trứng cá.
Ánh nắng mặt trời gây mẩn đỏ và tăng sắc tố. Không chỉ ở khuôn mặt, khi đi du lịch hoặc ở dưới nắng nhiều giờ, một số gặp tình trạng đốm nâu xuất hiện ở mu bàn tay.
Nám da là một chứng rối loạn sắc tố nguyên phát. Nó xuất hiện ở các mảng phẳng màu nâu đến vùng da nâu đối xứng ở trán, má hoặc môi. Nám da không gây ngứa, không có vảy, mụn nhọt hoặc mụn mủ. Nồng độ estrogen trong cơ thể tăng, ánh nắng mặt trời là tác nhân kích thích tình trạng nám da. Nám có tính đối xứng và không gây phát ban.
Bạn nên sử dụng sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF trên 30 vào mọi ngày trong năm. Tốt nhất là kem chống nắng vật lý có màu vừa chống nắng vừa che phủ được các đốm nám da. Lựa chọn sản phẩm chứa ô-xít sắt để làn da được bảo vệ toàn diện.
Nồng độ estrogen có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây nám da. Vì thế, bạn nên lựa chọn các loại thuốc tránh thai không có estrogen. Bạn nên phối hợp tham khảo ý kiến từ cả bác sĩ phụ khoa và bác sĩ da liễu để lựa chọn thuốc tránh thai thích hợp.
Các hoạt chất giúp điều chỉnh sắc tố như a-xít glycolic, vitamin C, retinol, a-xít azelaic, a-xít kojic, niacinamide có thể giúp giảm thiểu tình trạng nám da.
Đối với tình trạng nám da nghiêm trọng, a-xít tranexamic dạng uống có thể khá hiệu quả. Tuy nhiên, nó cũng đem lại tác dụng phụ và các chống chỉ định tiềm ẩn.
Các sản phẩm lột da hóa học chứa a-xít glycolic, a-xít lactic, a-xít salicylic, retinol, a-xít trichloroacetic hoặc hydroquinone có thể cải thiện tình trạng nám da. Tuy nhiên, tẩy da chết bằng hóa chất quá mạnh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng nám da.
Giống như chứng tăng sắc tố, laser cũng được sử dụng để điều trị nám da. Laser sẽ đốt, tẩy đi các tế bào da bị nám. Tuy nhiên, sau khi đốt laser thì da sẽ mỏng manh và dễ bị tổn hại bởi tia UV hơn. Bạn cũng cần cẩn trọng vì tia laser cũng là một loại ánh sáng, nếu sử dụng sai, tình trạng nám da sẽ bùng phát nghiêm trọng hơn.
Tình trạng tăng sắc tố sau viêm thường kéo dài, vì thế, bạn nên điều trị sớm. Các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc uống hoặc thuốc tiêm có thể ngăn chặn sự phát triển của các đốm nâu.
Đối với những người bị mụn trứng cá, hãy thoa retinol, a-xít azelaic và vitamin C trong chu trình chăm sóc da để giảm thiểu tình trạng thâm do mụn. Đối với làn da bị chàm, bạn nên cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc bôi vì chúng có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm.
Đối với làn da bị chứng tăng sắc tố sau viêm, các sản phẩm dạng bột chứa a-xít glycolic, a-xít lactic, a-xít salicylic, retinol có thể làm giảm thiểu tình trạng tăng sắc tố. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, các a-xít quá mạnh cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng sắc tố sẵn có.
Các tia laser cường độ nhẹ như microsecond và picosecond có thể cải thiện tình trạng tăng sắc tố. Việc điều trị bằng laser cần được chuyên gia thực hiện bởi vì nếu chọn lựa tia laser không phù hợp sẽ gây nên tình trạng bỏng da, sẹo và tăng sắc tố trầm trọng hơn ban đầu.
Việc bạn cần làm là thoa kem chống nắng mỗi ngày, kể cả khi bạn không bước chân ra đường.
Đưa các chất chống ô-xy hóa như vitamin C, vitamin E và retinoid vào chu trình dưỡng da hằng ngày có thể giúp đảo ngược một số chứng tăng sắc tố gây ra bởi ánh sáng mặt trời và ngăn ngừa sự phát triển của nó.
Sử dụng sản phẩm có tác dụng lột da chứa a-xít glycolic, a-xít lactic, a-xít salicylic, retinol, a-xít trichloracetic hoặc hydroquinone có thể giúp cải thiện tình trạng tăng sắc tố do ánh nắng mặt trời.
Liệu pháp ánh sáng xung cường độ cao (IPL) mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị các vết mẩn đỏ và chứng tăng sắc tố trên da mặt và làn da cơ thể.
Theo Bazaarvietnam